Metro Bến Thành – Suối Tiên, Đại lộ Võ Văn Kiệt, Phố đi bộ, Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, đường Phạm Văn Đồng, khu đô thị Thủ Thiêm hay các dự án ven ...
Nhà ở xã hội có nhiều mặt tích cực đối với người dân có thu nhập thấp đang lao động tại Việt Nam, đặc biệt ở thành phố, hình thành các khu đô thị. Vừa qua Bộ xây dựng đã cấp thêm những tiêu chuẩn dành cho Nhà ở xã hội, ban hành Thông tư 20/2016/ TT – BXD hướng dẫn thực hiện nghị định 100/2015/ NĐ – CP về việc phát triển và quản lý Nhà ở xã hội, hiệu lực bắt đầu từ ngày 15/8/2016. Trong đó, “nếu Nhà ở xã hội là chung cư, căn hộ phải được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, diện tích mỗi căn hộ tối thiểu 25m2 sàn, tối đa là 70m2 sàn, bảo đảm với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”. Thông tư nêu rõ quy định: Diện tích sử dụng không nhỏ hơn 10m2, tường bao che, tường ngăn phải làm bằng vật liệu chống cháy, chống thấm. Mái nhà phải làm bằng vật liệu chống cháy, chống thấm, nền nhà lát gạch hoặc tráng xi măng, cao hơn mặt đường, sân và hè. Đèn đủ sáng, nếu sống tập thể phải có ổ cắm riêng cho từng người, cung cấp nước sinh hoạt, cấp dụng cụ chống cháy nổ, diện tích cá nhân 5m2.
Những bất cập của Nhà ở xã hội
Thông tư mới được ban hành có thể giúp ích trong việc xây nhà chất lượng cho người có thu nhập thấp. Nhưng đồng thời, điều này vẫn chưa thể giải quyết được những bất cập của chính sách này. Sự thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích của các doanh nghiệp tư nhân, khiến họ không mặn mà với Nhà ở xã hội, có thể gây ra bất lợi đối với khả năng thuê nhà của người dân.
Nhiều nhận định cho rằng, Nhà xã hội hiện nay thực sự chưa phù hợp đối với người có thu nhập thấp, công nhân viên chức. Người dân chỉ có thể tích cóp được khoảng 30 – 40% tổng thu nhập dành cho việc mua nhà, người có mức lương 5 – 8 triệu chắc chắn không có khả năng mua Nhà ở xã hội. Những người có thu nhập từ 10 – 14 triệu/ tháng chỉ mua được nhà với diện tích nhỏ. Chỉ có mức lương từ 32 triệu trở lên mới có thể sở hữu căn nhà có diện tích thoải mái. Điều này gây hoang mang cho người dân, mất hi vọng có thể mua nhà.
Nhà ở dành cho người có thu nhập thấp
Với cái tên "Nhà ở xã hội" có thực sự chính xác khi đối tượng cần xác định ở đây là người/gia đình có thu nhập thấp. Nhưng những quy định đặt ra lại hoàn toàn không cân xứng với đối tượng nhắm đến. Tư duy trong chính sách chưa linh hoạt, khi đối tưởng là người thu nhập thấp nhưng lại có tư tưởng xây nhà của người giàu cho người nghèo. Mức cung cầu có sự chênh lệch, mật độ dân số ngày một tăng với mức lương trung bình ở Việt Nam không cao dẫn đến bài toán cầu cao hơn so với cung chưa được giải quyết. Vấn đề ở đây là chưa hiểu hết những nhu cầu thực tế của người dân, người có thu nhập thấp, một ngôi nhà có giá trung bình phù hợp với thu nhập tốt hơn gấp nhiều lần so với nhà trọ hiện nay.
Những chính sách giải quyết được đưa ra, lấy giải pháp vốn ngắn hạn để giải quyết vấn đề dài hạn, có thể chưa hợp lý vì Nhà ở xã hội cần có quá trình nghiên cứu, xây dựng lâu dài và nhìn nhận đa chiều.
Quy định xây dựng Nhà ở xã hội đầy đủ tiện nghi, đủ phòng và một số yêu cầu khác gây ảnh hưởng đến thi công của doanh nghiệp, khi không thể làm được nhà với giá rẻ. Các chủ đầu tư không có quyền định giá bán, cho thuê mà phải tuân theo quy định của địa phương. Thủ tục còn rắc rối và thời gian cấp phép kéo dài ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quy định dành 20% diện tích đất dự án làm Nhà ở xã hội hạn chế sự sáng tạo của chủ đầu tư dự án khiến cấ doanh nghiệp không mấy thiết tha với chính sách này.
Linh hoạt cho các doanh nghiệp để chia sẻ hướng giải quyết cho Nhà ở xã hội
Hiện nay, những quy định, phương án xoay quanh Nhà ở xã hội vẫn chưa được giải quyết triệt để, nên tình trạng lách luật, mặc dù bị cấm nhưng một số tổ chức vẫn ngang nhiên ký các hợp đồng mua bán Nhà ở xã hội. Tình trạng lừa đảo gây ảnh hưởng xấu đến chính sách Nhà ở xã hội, mất lòng dân và có thể người dân sẽ phải chịu hậu quả “tiền mất tật mang”.
Những bất cập trong vấn đề Nhà ở xã hội vẫn chưa được giải quyết trong thời gian qua. Nhưng nhìn chung, Nhà ở xã hội cũng phần nào khởi sắc đối với người dân có thu nhập thấp, dấu hiệu đáng mừng khi nhà nước quan tâm đến đời sống nhân dân. Nhưng các bất ổn trong quy định, giá cả, doanh nghiệp, lừa đảo… Cần nhanh chóng đưa ra hướng giải quyết càng sớm càng tốt, đem lại lợi ích cho người dân và hỗ trợ xã hội hóa cho doanh nghiệp tư nhân giúp sức cùng với nhà nước trong Nhà ở xã hội.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét